Tìm kiếm

Phòng, chống Covid-19

Phòng, chống Covid-19

WHO: Vaccine vẫn có giá trị bảo vệ cao trước đại dịch COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục khuyến cáo các vaccine được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

WHO: Vaccine van co gia tri bao ve cao truoc dai dich COVID-19 hinh anh 1

Đại dịch COVID-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường.

 

Tháng 7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, nguy cơ gia tăng trở lại đồng thời khuyến cáo việc duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vaccine./.

 

 

(TTXVN/Vietnam+)

Cả nước có thêm 1.194 ca Covid-19, 1 bệnh nhân tử vong tại Hà Nội

Chiều 12-10, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1.194 ca mắc Covid-19 (giảm 32 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, hiện có 47 bệnh nhân đang thở ôxy; đồng thời ghi nhận thêm 1 ca tử vong do Covid-19.

 

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.489.881 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.114 ca nhiễm).

 

Về tình hình điều trị, nước ta có thêm 406 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 10.597.542. 

 

Ngoài ra, có 47 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó có 43 ca thở ô xy qua mặt nạ, 2 ca thở ô xy dòng cao HFNC, 2 ca thở máy xâm lấn. 

 

Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua có 1 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong tại Hà Nội. 

 

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.155 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 quốc gia, vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.241.660 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.500.834 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.983.847 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.756.979 liều.

 

 

Theo Hànộimới

Họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 13.9, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức phiên họp lần thứ 17 về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp. Dự họp tại điểm cầu  Hưng Yên có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.

Các đại biểu dự họp tại điểm cầu Hưng Yên


Đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,4 triệu ca mắc Covid-19, trong đó trên 43 nghìn ca tử vong. Riêng tháng 8, ghi nhận trên 632.000 ca mắc, 24 ca tử vong; gia tăng số nhập viện, khỏi bệnh so với tháng 7.2022. Trong 7 ngày qua (từ ngày 5 đến 11.9) cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.900 ca mắc mới mỗi ngày (ngày 7.9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua).

 
Tính đến hết ngày 8.9, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 258,2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 và là một trong những quốc gia có số liều vắc xin sử dụng và tỷ lệ bao phủ vắc xin cao nhất trên thế giới. Thời gian qua, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc cung ứng trang thiết bị y tế, thuốc cho các cơ sở y tế và người dân, doanh nghiệp. 


Từ năm 2021 đến nay, Trung ương và các địa phương đã dành 85.747 tỷ đồng kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ trên 859.740 lượt người sử dụng lao động và gần 55,1 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.


Nhận định tình hình dịch Covid -19 trong nước còn diễn biến phức tạp, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch Covid-19 trở nên phức tạp. Vì vậy, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được đặt ra là: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19, cập nhật thông tin kịp thời về các biến chủng; kịp thời hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hiệu quả; tập trung khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại các địa phương. 


Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra trục lợi chính sách. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân và các cấp, các ngành trong phòng, chống dịch; nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh. 


Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình và các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm nhân lực y tế…


Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đến thời điểm này, Việt Nam giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đời sống Nhân dân được cải thiện. Đã thực hiện thành công chiến lược vắc xin; tổng kết kinh nghiệm, xác định các trụ cột và công thức phòng, chống dịch. 


Tuy nhiên, xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan với dịch bệnh. Tình trạng thiếu thuốc trong khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế… Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương phối hợp, xem xét có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc mua thuốc chữa bệnh; ứng dụng công nghệ để việc đấu thầu, đấu giá thuốc được công khai, minh bạch; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc tổ chức đấu thầu, linh hoạt trong hình thức đấu thầu tập trung hoặc phải phân cấp để việc mua sắm thuốc phục vụ khám, chữa bệnh cho Nhân dân thuận lợi hơn. Tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19; nâng cao cảnh giác trong mọi tình huống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan. Đối với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, phân tích để có chế độ chính sách bảo đảm cho cán bộ y tế yên tâm công tác…


Phát biểu tại điểm cầu Hưng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Duy Hưng yêu cầu, trước tình hình số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây có xu hướng tăng nhẹ với khoảng 30 ca mỗi ngày, ngành y tế và các địa phương cần chủ động nắm chắc tình hình, không chủ quan, lơ là với dịch bệnh. Bên cạnh đó phải kiểm soát tốt các loại dịch bệnh khác, không để dịch chồng dịch. Về tiêm vắc xin phòng Covid-19, các huyện như: Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường tuyên truyền, phối hợp tổ chức tiêm chủng đầy đủ cho học sinh. Ngành Y tế và các địa phương quan tâm tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, giám sát chặt chẽ không để xảy ra vi phạm; tăng cường quan tâm đầy đủ, toàn diện, tạo động lực trong thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Các địa phương rà soát, hoàn thành ngay việc hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

 


PV

Số ca mắc mới và bệnh nhân Covid-19 phải thở ô xy đều tăng mạnh

Chiều 13.9, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.301 ca mắc Covid-19 (tăng 1.288 ca so với ngày12.9). Như vậy, sau 3 ngày giảm về còn hơn 1.600 đến 2.000 ca/ngày thì ngày 13.9, số ca mắc mới lại tăng lên hơn 3.300 ca. Ngoài ra, số bệnh nhân phải thở ô xy cũng tăng lên 190 ca và có thêm 2 ca tử vong tại Cao Bằng và Hà Nội.

 

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.444.927 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.660 ca nhiễm).

 

Về tình hình điều trị, có thêm 11.167 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 10.348.304 ca. Ngoài ra, hiện có 190 bệnh nhân đang thở ô xy (tăng 43 ca so với ngày 12-9), trong đó có 159 ca thở ô xy qua mặt nạ, 9 ca thở ô xy dòng cao HFNC, 3 ca thở máy không xâm lấn và 19 ca thở máy xâm lấn.

 

Về số bệnh nhân tử vong, ngày 12-9 ghi nhận 2 ca tử vong tại Cao Bằng và Hà Nội.

 

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.132 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 

Tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 24/227, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong tại Việt Nam  xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

 

Về tình hình tiêm chủng, đến nay, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 258.807.450, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 219.926.993; tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi là 22.712.281 liều và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 16.168.176 liều.

 

 

Theo HNM

Phòng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh

Ngày 7.9, Sở Y tế có công văn hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện phòng và kiểm soát lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế. 


Theo đó, các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: 


Vệ sinh tay theo 5 thời điểm vệ sinh tay và theo kỹ thuật vệ sinh tay 6 bước; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết; thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi; thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc người bệnh; sử dụng dụng cụ chăm sóc người bệnh tái sử dụng đúng quy trình; thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn; vệ sinh môi trường chăm sóc người bệnh, các bề mặt môi trường cần phải được khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn; xử lý chất thải đúng quy định; xếp người bệnh nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có tình trạng bệnh nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly… 


Bên cạnh đó, biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc cần chú ý các điểm sau: 


Một là, các loại phương tiện phòng hộ cá nhân cần mang khi vào phòng cách ly gồm áo choàng, găng tay; trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao. 


Hai là, mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi vào phòng bệnh nhân và cởi bỏ trước khi ra khỏi phòng đệm, lưu ý không để phương tiện phòng hộ cá nhân chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác khi cởi bỏ. 


Ba là, hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh ra ngoài buồng cách ly. 


Bốn là, dụng cụ, thiết bị dùng trong khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh nên sử dụng một lần cho từng người bệnh riêng biệt…

 


PV

Toàn tỉnh đã tiêm 3.060.241 liều vắc xin phòng Covid-19

Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận 3.064.912 liều vắc xin phòng Covid-19. Số đã tiêm đạt 3.060.241 liều; trong đó, đối tượng từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1 đạt 101,37%, tiêm mũi 2 đạt 104,30%, tiêm mũi 3 đạt 97,96% (gồm mũi bổ sung là 35,32%, mũi nhắc lại lần 1 là 62,64%); tiêm mũi 4 đạt 97,14%. Đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 1, mũi 2 đều đạt 100%; tiêm mũi 3 đạt 48,2%.  Đối với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 1 đạt 92%, tiêm mũi 2 đạt 47%.
 

 

Đào Doan 

Phần lớn các ca nhiễm Covid-19 là biến thể phụ BA.5

Bản tin phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế cho biết, ngày 3/9 cả nước ghi nhận 1.595 ca mắc Covid-19 mới. Trong ngày có 9.299 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh và có một bệnh nhân tại Khánh Hòa tử vong. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số bệnh nhân nặng cũng gia tăng trong thời gian gần đây, trung bình thường hơn 100 ca/ngày, có ngày lên đến gần 140 ca, trong khi ở thời điểm tháng 6 và 7, số ca bệnh nặng chỉ vài chục ca. Chính vì vậy, các bệnh viện cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca Covid-19 nặng nhập viện để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

 

Đáng chú ý, mặc dù Bộ Y tế liên tục đôn đốc công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, nhưng đến nay vẫn còn nhiều địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người trên 18 tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Đến ngày 2/9, tỷ lệ tiêm mũi 3 trên cả nước đạt 76,5%, nhưng còn năm tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp dưới tỷ lệ chung của cả nước là: Bình Định (57,4%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,7%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (58%). Về tiêm mũi 4, tỷ lệ chung là 76,3% và có năm tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp dưới 60%: Quảng Trị (59,2%); Đà Nẵng (47,9%); thành phố Hồ Chí Minh (50,5%); Đồng Nai (53,7%); Tây Ninh (54,9%).

 

Kết quả giải trình tự gien virus SARS-CoV-2 tại 28 tỉnh, thành phố phía bắc cho thấy, những tháng đầu năm 2022, các ca mắc Covid-19 chủ yếu nhiễm biến thể phụ BA.1 và BA.2 thì từ tháng 6/2022 đến nay, khu vực này phát hiện thêm biến thể phụ của Omicron là BA.5 tại Hà Nội và sau đó là tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Bình, Nghệ An và Hải Dương.

 

Trong số 95 mẫu giải trình tự gien của tháng 8/2022 cho thấy có đến 60% ca Covid-19 nhiễm biến thể phụ BA.5; có một mẫu nhiễm biến thể BA.2.74, còn lại là mẫu nhiễm biến thể BA.2.

 

Biến thể phụ BA.5 của Omicron được đánh giá có khả năng chống lại các kháng thể cao hơn, như vậy nếu ai đã từng mắc Covid-19 trước đó vẫn có khả năng nhiễm biến thể BA.5; biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2.

 

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các cơ quan chuyên môn và các địa phương chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; đôn đốc, hỗ trợ tuyến dưới đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

 

 

Theo Báo Nhân dân

Tăng cường điều trị trước tình hình gia tăng bệnh nhân Covid-19 trở nặng

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh Covid-19.

 

Bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

 

Theo văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký, đến ngày 25/8, cả nước ghi nhận 11.396.205 ca mắc với trên 10 triệu người khỏi, 43.110 ca tử vong. Từ đầu năm 2022 số ca mắc, ca nặng, nguy kịch giảm nhiều.

 

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) trung bình khoảng 2.000 ca/ngày, số ca nặng, nguy kịch gia tăng và xuất hiện các ca tử vong.

 

Nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa tử vong và bảo vệ các đối tượng nguy cơ trong các cơ sở khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, thủ trưởng y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai một số giải pháp cụ thể:

 

Rà soát kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 của tỉnh, của đơn vị, có kế hoạch phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh Covid-19 để thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong.

 

Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên.

 

Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.

 

Tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

 

Bộ Y tế yêu cầu đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ Covid-19 nằm tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc Covid-19 tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng (khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ Covid-19).

 

Các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị Covid-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh Covid-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

 

Qua đánh giá các ca bệnh Covid-19 nặng và tử vong thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine do vậy đề nghị các Sở Y tế tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân theo đúng hướng dẫn đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

 

Tiếp tục triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho nhân viên y tế. Thống kê thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị Covid-19 để đề nghị hỗ trợ khi cần thiết.

 

Nghiêm túc báo cáo số liệu hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế theo địa chỉ: https://cdc.kcb.vn/

 

 

Theo Nhân dân

Số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 đạt 87%

Trên địa bàn tỉnh có trên 135 nghìn trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hiện nay, số trẻ thuộc nhóm đối tượng này đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 đạt tỷ lệ 87%, mũi 2 đạt trên 40%. Các nhà trường, địa phương đã và đang tích cực tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi tiêm, đặc biệt sắp vào năm học mới 2022 – 2023.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, sắp tới, tỉnh sẽ tiếp nhận vắc xin để tiếp tục tiêm mũi 2 cho trẻ.

 


Đào Doan

Tiêm mũi 4 vắc xin phòng Covid-19 đạt 94,56% đối tượng chỉ định tiêm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tổng số những người thuộc nhóm đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 trong toàn tỉnh là 86.107 người, gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp.
Đến nay, đã có 81.420 người thuộc các nhóm đối tượng trên đã tiêm vắc xin mũi 4, đạt tỷ lệ 94,56%.
Đào Doan

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm