Tìm kiếm

Khác

Khác

Gặp mặt tuyên dương học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học và tặng quà học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn

Ngày 28.8, Bộ chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt tuyên dương học sinh giỏi các cấp, học sinh thi đỗ đại học năm 2022, tặng quà học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhân dịp đầu năm học mới. Đại tá Nguyễn Chí Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh.

 

Đại tá Nguyễn Chí Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao thưởng cho các học sinh thi đỗ đại học năm 2022
Đại tá Nguyễn Chí Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao thưởng cho các học sinh thi đỗ đại học năm 2022


Những năm qua, được sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường, sự cố gắng nỗ lực của các học sinh, số học sinh là con của các gia đình cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng khối 4 cơ quan Bộ CHQS tỉnh đạt học sinh giỏi và thi đỗ đại học ngày càng tăng. Năm học 2021 – 2022 có 262 học sinh giỏi cấp trường, 17 học sinh giỏi cấp huyện, 13 học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia, 13 học sinh đỗ đại học.

 

Trao xe đạp tặng học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đạt thành tích cao trong học tập
Trao xe đạp tặng học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đạt thành tích cao trong học tập

 


Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh đã tặng quà cho 305 học sinh giỏi, học sinh thi đỗ đại học với tổng số tiền 43,2 triệu đồng; trao 25 xe đạp tặng học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đạt thành tích cao trong học tập trên địa bàn tỉnh. Đồng thời động viên các học sinh tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, tích cực học tập, phấn đấu đạt kết quả cao hơn nữa trong học tập và rèn luyện, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
 
 Hoàng Bền

Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm đồ ăn chay

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng có xu hướng sử dụng thực phẩm chay thay thế cho thực phẩm tươi sống. Đặc biệt, trong thời điểm tháng 7 âm lịch, thị trường sản phẩm này cũng sôi động hơn từ các siêu thị, các khu chợ truyền thống đến “chợ mạng” với đa dạng chủng loại và nguồn gốc, xuất xứ.
Ăn chay ngày nay được áp dụng phổ biến ở nhiều lứa tuổi với những lý do như: Ăn chay vì sức khỏe, vì mục đích tôn giáo, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật... Thị trường đồ chay cũng ngày càng đa dạng, từ rau, củ, quả tươi sống, chế biến sẵn, đóng túi, đóng hộp... với hàng trăm món ăn chay như: Giò, chả, cá, nem, thịt bò, thịt gà... Đặc điểm chung của các món ăn này là được chế biến từ rau, củ, quả, các loại đậu, đỗ... Ngoài ra, còn có các loại gia vị nấu cơm chay và cỗ chay như: Nước mắm chay, các loại nước sốt chay... Là người ăn chay thường xuyên, chị Nguyễn Hồng Phượng ở huyện Kim Động cho biết: Gia đình tôi từ lâu đã coi món chay là chủ đạo trong bữa cơm gia đình. Thị trường thực phẩm chay rất phong phú. Tôi thường mua ở các cửa hàng, siêu thị uy tín, các sản phẩm đều có tem mác ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng… đầy đủ. Các món ăn chay chế biến nhanh, không cầu kỳ. 
Bà Lê Ngọc H., chủ một cửa hàng bán thực phẩm chay trên đường Tuệ Tĩnh (thành phố Hưng Yên) cho biết: Tháng 7 âm lịch là thời điểm đồ chay được tiêu thụ mạnh nhất trong năm, lượng bán ra gấp 2, gấp 3 lần ngày thường. Các sản phẩm được tiêu thụ nhiều thường là chả lụa chay, thịt gà, nem chay… vì những món này chỉ cần hâm nóng là có thể dùng ngay, phù hợp với nhu cầu của nhiều người. Các sản phẩm được bán tại cửa hàng đều có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu của khách hàng, trên địa bàn thành phố cũng có một vài cửa hàng phục vụ đồ ăn chay. Ngoài ra, chỉ cần vài thao tác tìm kiếm “thực phẩm chay”, người mua hàng sẽ tìm thấy hàng nghìn nơi bán những sản phẩm này trên các website riêng…; chưa kể các hình thức kinh doanh khác trên các nhóm mạng xã hội… Theo đại diện các cửa hàng, nguồn cung ứng các loại thực phẩm chay chế biến sẵn và khô những năm trước bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Năm nay, nguồn cung bắt đầu ổn định hơn, giá thực phẩm chay năm nay tương đương so với năm trước. Lượng khách hàng mua thực phẩm chay thường tăng cao vào dịp ngày rằm và mùng 1 âm lịch.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, tại một số cửa hàng, nhiều đồ chay không có nhãn mác được bày bán. Đặc biệt là các loại chả chay, thịt, tôm chay… chỉ được bọc một lớp nilon hút chân không, các loại đồ chay ngoại nhập bán tại chợ, thường không có nhãn mác tiếng Việt đính kèm, được người bán giới thiệu là nhập từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy, người tiêu dùng khó có thể xác định được hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng… Việc sử dụng các loại thực phẩm chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ mang đến những nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, thực phẩm chay còn được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Cùng với tốc độ phát triển của mạng xã hội và thói quen mua hàng trên mạng của người dân, việc bảo đảm an toàn thực phẩm càng khó khăn hơn. Qua tìm hiểu, thực phẩm chay thường có một lượng chất bảo quản nhất định nhằm kéo dài hạn sử dụng. Người sử dụng thường xuyên sử dụng thực phẩm chay công nghiệp sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồ chay được khuyến cáo không nên dùng nhiều và thường xuyên vì nguyên liệu làm đồ chay phần lớn là bột đậu, protein thực vật nên buộc phải thêm các loại phụ gia để tạo mùi, màu, độ dai, giòn… cho giống với đồ mặn.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ, khi chọn thực phẩm chay, người tiêu dùng nên tìm những thương hiệu có uy tín, lâu năm, đặc biệt là có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, cần chú ý tới màu sắc của sản phẩm, tránh mua thực phẩm đã bị mốc, thực phẩm tẩy trắng hay sản phẩm chế biến sẵn dùng nhiều phẩm màu. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bán sản phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật. Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết, không mua, tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

 


Phạm Đăng

Bộ Y tế cảnh báo thuốc giảm đau, hạ sốt giả

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo 4 lô thuốc viên nén Ophazidon điều trị giảm đau, hạ sốt bị làm giả.

Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy mẫu 4 lô số 290621, 390721, 540921 và 691121 thuốc trên nhãn có ghi Viên nén Ophazidon, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng cafein và định lượng paracetamol.
Cơ quan chức năng đối chiếu các mẫu thuốc giả và thuốc thật do Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội cung cấp, phát hiện những điểm khác biệt. Cụ thể, viên thuốc nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.

 

Cách phân biệt thuốc Ophazidon giả và thuốc thật. Ảnh: Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế


 
Thuốc Ophazidon có tác dụng giảm đau trong các trường hợp đau dây thần kinh, đau đầu, đau khớp, đau do chấn thương..., dùng hạ sốt, giảm đau cho người bị cảm cúm. Mỗi viên Ophazidon gồm hoạt chất paracetamol hàm lượng 250 mg và 10 mg cafein cùng các tá dược cần thiết.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; Đồng thời kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả.
Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân không buôn bán, sử dụng thuốc giả có dấu hiệu nhận biết như trên. Cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, truy tìm nguồn gốc Ophazidon giả./.

 


Minh Khánh/VOV.VN

Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Ngày 21.8, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên. 

 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên
Theo báo cáo tại hội nghị, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành Y tế đã kiểm soát đại dịch Covid-19 hiệu quả, kịp thời chuyển trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu cơ bản về y tế do Quốc hội, Chính phủ giao. Sản xuất vắc xin trong nước bảo đảm 11/12 loại vắc xin tiêm chủng; làm chủ các công nghệ và kỹ thuật quan trọng trong sàng lọc, phát hiện tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm. Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép tạng và ghép được 6/6 tạng chủ yếu. Một số kỹ thuật cao đã được quốc tế công nhận và trao đổi kinh nghiệm. Ngành y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành các nghị quyết về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, xây dựng, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, trong đó nâng mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40% đến 70% lên 100%. 


Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân còn bộc lộ tồn tại, hạn chế: Tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế xảy ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thể chế còn nhiều bất cập, quy định cho phép việc mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, đầu tư còn nhiều hạn chế. Các vấn đề về tài chính y tế như mệnh giá bảo hiểm y tế, tự chủ bệnh viện, thanh toán bảo hiểm y tế, liên doanh liên kết, xã hội hóa, hợp tác công – tư còn nhiều bất cập... Cùng với đó là những thách thức do mô hình bệnh tật thay đổi; tỷ lệ người cao tuổi tăng cao; tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập; chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc. 


Một số địa phương không đạt tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Tình trạng quá tải chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối... Đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng thấp.


Những vấn đề được ngành Y tế tập trung giải quyết thời gian tới: Bảo đảm an ninh y tế, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Khẩn trương triển khai các giải pháp nâng cao chế độ, chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc. Tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu. Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, chiến lược phát triển ngành Y tế trong thời gian tới, đặc biệt về hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở. Đổi mới công tác dân số và phát triển, làm tốt công tác an toàn thực phẩm, công tác quản lý môi trường y tế. Khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc các bệnh không lây nhiễm.  Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm vận hành hiệu quả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh.


Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập hiện nay để công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn.


Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu phát biểu tại hội nghị. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của ngành Y tế thời gian qua, đồng thời chia sẻ với những khó khăn của lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch bệnh hơn 2 năm qua. 


Để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chủ động thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội đất nước phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Y tế tiếp tục thấm nhuần lời dạy “lương y phải như mẹ hiền” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng những giải pháp phù hợp để phát triển hệ thống y tế toàn diện cả công lập và ngoài công lập. Cán bộ, công chức, nhân viên toàn ngành cần đoàn kết, đồng lòng với mục tiêu tất cả vì người bệnh, chủ động trong việc kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, trong đó tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm chủng vắc xin với mục tiêu không để dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại…

Đào Doan

Bộ GD-ĐT khẳng định không bắt buộc kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay không có văn bản hướng dẫn hoặc chỉ đạo việc bắt buộc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận trong kiểm tra đánh giá định kỳ đối với môn Ngữ văn.

 

Bo GD-DT khang dinh khong bat buoc kiem tra trac nghiem mon Ngu van hinh anh 1

(Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+)

Hôm nay, 18/8, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin gửi báo chí khẳng định bộ không có văn bản nào hướng dẫn hoặc chỉ đạo việc bắt buộc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận trong kiểm tra đánh giá định kỳ đối với môn Ngữ văn.

 

Để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán toàn quốc nhằm nâng cao năng lực của giáo viên về xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá các môn học theo chương trình mới.

 

Một trong những nội dung tập huấn là hướng dẫn kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan (đây là phần chung dành cho tất cả các môn học). Việc tập huấn nhằm giúp giáo viên nắm được các công cụ đánh giá khác nhau, tính ưu việt của từng công cụ, qua đó quyết định sử dụng phù hợp, hiệu quả từng công cụ trong đánh giá, đảm bảo phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

Trên nguyên tắc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục về chuyên môn, giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn để lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông để sử dụng trong kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ.

 

Để tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 về việc hướng dẫn đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn ở trường phổ thông. Trong đó không yêu cầu cụ thể hình thức kiểm tra đánh giá mà nhấn mạnh việc đánh giá học sinh trong môn ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc đánh giá chính xác, khách quan phẩm chất và năng lực học sinh theo yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh; tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng; khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn./.

 

 

Theo TTXVN

Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ giảm mưa, nhiệt độ tăng dần

Khu vực Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

 

Cac tinh mien Bac va Bac Trung Bo giam mua, nhiet do tang dan hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/8, các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ giảm mưa rõ rệt, trưa chiều hửng nắng, nhiệt độ tăng dần, cao nhất đến 29 độ C và se lạnh về đêm.

 

Khu vực từ Nam Trung Bộ vào đến Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông với lượng mưa khoảng 20-40mm, có nơi trên 50mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

 

Trên biển, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

 

Dự báo các khu vực ngày và đêm 18/8, phía Tây Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, riêng khu Tây Bắc 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

 

Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 25-28 độ C, có nơi dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

 

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2-3; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

 

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2-3; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

 

Khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.

 

Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C./.

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Xét tuyển Đại học 2022: Còn gần 40% thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lưu ý sau 17 giờ ngày 20/8, hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển, thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

 

Xet tuyen Dai hoc 2022: Con gan 40% thi sinh chua dang ky nguyen vong hinh anh 1

Thời hạn cuối để đăng ký xét tuyển đại học đến 17 giờ ngày 20/8. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12 giờ ngày 17/8, tổng số có 940.714 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022; trong đó, 574.416 thí sinh đã nhập nguyện vọng. Tổng số có 2.690.335 nguyện vọng. Số lượng nguyện vọng trung bình theo thí sinh là 4,68.

 

Như vậy, đến thời điểm này, chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng vẫn còn gần 40% thí sinh chưa đăng ký.

 

Để tránh những rủi ro không đáng có, các chuyên gia khuyến cáo thí sinh không nên để đến ngày cuối cùng (20/8) mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

 

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) lưu ý sau 17 giờ ngày 20/8, hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang các quy trình tiếp theo.

 

Khi đó, thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

 

Bên cạnh đó, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức thu lệ phí xét tuyển trực tuyến. Để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có), thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn mới thực hiện nộp lệ phí.

 

Thời gian nộp lệ phí đối với các nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông để xét tuyển là từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8.

 

Từ phía các cơ sở đào tạo, dự báo điểm chuẩn năm nay, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học, Quốc gia Hà Nội cho biết điểm chuẩn vào một số ngành của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay sẽ tăng.

 

Bởi số lượng thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm nay không biến động nhiều so với năm 2021, tuy nhiên phổ điểm có một số điều chỉnh. Năm nay vẫn có nhiều thí sinh đạt trên 8 điểm và phổ điểm không biến động nhiều so với năm trước.

 

Tuy nhiên, tổ hợp nào có môn Sử, điểm chuẩn sẽ tăng nhiều, tổ hợp có môn tiếng Anh thấp hơn.

 

 

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng chia sẻ năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ xét tuyển thẳng cao và tăng tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực. Vì vậy, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ thấp hơn năm ngoái.

 

Dành lời khuyên cho các thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng các thí sinh nên lấy điểm chuẩn của năm 2021 cộng thêm 0,5-1 điểm sẽ ra điểm ở ngưỡng an toàn để cân nhắc đăng ký xét tuyển.

 

Dự đoán điểm chuẩn ngành "hot" thậm chí có thể tăng từ 1-2 điểm. Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ bản có phổ điểm cao, khối Khoa học Tự nhiên sẽ giữ ổn định so với năm 2021.

 

Với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường, năm 2022, trường giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

 

Mặc dù, số điểm 10 ở môn Toán và Tiếng Anh giảm nhưng chỉ tiêu của trường cũng giảm, do đó, khả năng điểm chuẩn các ngành “hot” như nhóm ngành tự động hóa, công nghệ thông tin sẽ ổn định như năm trước.

 

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, điểm chuẩn của trường năm 2021 đã tương đối cao, các ngành thấp nhất có điểm chuẩn là 26,8 (trung bình mỗi môn trên 9 điểm), ngành cao nhất lấy 28,3 điểm. Vì vậy, dự báo điểm chuẩn năm 2022 sẽ không cao hơn năm 2021 quá nhiều.

 

Hiện là thời điểm “nước rút” để các thí sinh cân nhắc, đưa ra quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học.

 

Do vậy, các thí sinh sau khi nghiên cứu kỹ điểm chuẩn của từng ngành, từng trường năm 2021 và dựa vào dự báo của các chuyên gia, các cơ sở đào tạo, cần nhanh chóng thực hiện đăng ký trên hệ thống, tránh lỡ mất cơ hội trúng tuyển vào đại học năm nay./.

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Bắc Bộ mưa to về đêm và sáng, đề phòng lũ quét và sạt lở ở vùng núi

Ngày và đêm 15/8, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, cao nhất từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Lê Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/8, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 150mm-250mm/đợt.

Riêng Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh cục bộ trên 250mm/đợt.

Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt (thời gian xảy ra mưa to tập trung cao điểm vào đêm và sáng); trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa đá và gió giật mạnh tiềm ẩn mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

Lốc xoáy thường xảy ra cùng với những cơn dông mạnh. Khi có thông tin cảnh báo mưa dông, người dân cần tránh trú ở những nơi an toàn tại các công trình xây dựng kiên cố.

Người dân lưu ý theo dõi chặt chẽ cảnh báo trên các phương tiện truyền thông để có biện pháp đề phòng thiệt hại do dông, lốc gây ra.

Dự báo các khu vực ngày và đêm 15/8, phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Rêng đồng bằng và trung du đêm nay có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nhiệt độ thấp nhất từ 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31-34 độ C, phía Nam có nơi trên 34 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng phía Nam chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, phía Bắc có nơi trên 35 độ C.

Khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.

Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C./.

 

https://www.vietnamplus.vn/bac-bo-ha-noi-dong-va-mua-to-vung-nui-de-phong-lu-quet-sat-lo/811096.vnp

Khuyến khích trường trung học phổ thông dạy học 2 buổi/ngày

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 10 trên cả nước.


Để có căn cứ cho các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ: Ở cấp trung học phổ thông, học sinh có 6 môn học bắt buộc, gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh.


Ngoài ra, học sinh được chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn, gồm: Địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật. Như vậy, tổng số tiết học/năm học của học sinh cấp trung học phổ thông học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 997 tiết (không kể các môn tự chọn). Trung bình mỗi tuần học sinh học 28,5 tiết (không kể các môn tự chọn).


Bộ lưu ý, các nhà trường tổ chức mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút; khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

 


Theo Báo “Hànộimới”

Sôi nổi mùa hè xung kích, tình nguyện

Hoạt động hè và Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè năm 2022 đang dần khép lại, song để lại dấu ấn đậm nét về tinh thần xung kích, tình nguyện trong một mùa hè vui, khỏe, an toàn.
 

 
Thực hành cứu đuối nước tại lớp Học kỳ quân đội năm 2022

Đồng chí Vũ Hồng Luyến, Bí thư Tỉnh đoàn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo hoạt động hè tỉnh cho biết, triển khai kế hoạch hoạt động hè và chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè năm 2022, Ban Chỉ đạo hoạt động hè tỉnh yêu cầu tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội trong tỉnh đối với học sinh, sinh viên và thanh, thiếu nhi trong các hoạt động hè. Điểm mới trong hoạt động hè năm nay là các hoạt động được tổ chức khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở, nhiều hoạt động được các cấp bộ đoàn triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả cao như: Dạy bơi cho trên 5 nghìn thanh, thiếu nhi; các hoạt động sinh hoạt hè, vui chơi cho thanh, thiếu nhi được kết nối lại, triển khai sôi nổi, rộng khắp; hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh“ tập trung các đơn vị khối trường đại học, cao đẳng về 1 đơn vị làm công tác tình nguyện được kết nối lại và hoạt động hiệu quả.


Qua 2 đợt Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2022 (kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022) đã thu hút trên 650 lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng phân luồng giao thông tại các điểm thi; hướng dẫn thí sinh các thủ tục, giấy tờ cần thiết, hướng dẫn địa điểm thi, phòng thi; hỗ trợ nước uống miễn phí; tham gia tuyên truyền an toàn phòng, chống dịch bệnh tại các điểm thi… Trong Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” năm 2022, các Huyện đoàn, Thị đoàn, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn đã huy động trên 4,2 nghìn đoàn viên, thanh, thiếu niên tình nguyện với hơn 5,4 nghìn lượt ngày công tham gia làm đẹp cảnh quan môi trường. Đồng loạt hưởng ứng Ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện vì văn minh đô thị (ngày 3.7), tuổi trẻ toàn tỉnh ra quân với hơn 3 nghìn đoàn viên, thanh niên tham gia bóc gỡ, xóa quảng cáo, rao vặt trái phép trên 1.000 gốc cây, cột điện tại các tuyến phố; lắp giá treo cờ, gắn 150 pano tuyên truyền đô thị văn minh; triển khai mô hình "Hành trình lốp xe - biển cảnh báo"; tu sửa được trên 38 tuyến đường thanh niên xây dựng đô thị văn minh; hoàn thành 50 đoạn đường thanh niên tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Qua các hoạt động tình nguyện tập trung đã xây dựng được công trình thanh niên tình nguyện Điểm vui chơi cho thiếu nhi tại Trường mầm non xã Tống Trân (Phù Cừ); phối hợp tổ chức thành công lớp Học kỳ quân đội năm 2022 với 100 học viên tham gia… Đội sinh viên tình nguyện của 5 trường đại học, cao đẳng tham gia tình nguyện tổ chức thăm hỏi, tặng gần 100 suất quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng; chủ động xây dựng chương trình, tổ chức 65 buổi sinh hoạt hè cho hơn 1,2 nghìn thiếu nhi; tổ chức trại hè, thu hút gần 1,6 nghìn thanh, thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động… Dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022), cùng với các hoạt động đi thăm, tặng quà thương binh, gia đình liệt sĩ, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, Tỉnh đoàn còn tổ chức, chỉ đạo các Huyện đoàn, Thị đoàn, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức chương trình thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. 


 Tham gia đợt cao điểm Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” tại xã Tống Trân (Phù Cừ) từ ngày 24 đến ngày 28.7 đã đem lại cho Nguyễn Thị Khánh Ly, sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên nhiều trải nghiệm bổ ích. Ly chia sẻ: “Tham gia các hoạt động tình nguyện giúp tôi rèn luyện đạo đức, bản lĩnh, kỹ năng sống; có thêm động lực vun đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão; giúp tôi sống có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tích cực học tập, cống hiến, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”. Tại một buổi tối sinh hoạt hè của thiếu nhi xã Dạ Trạch (Khoái Châu), em Cao Ngọc Minh Dương (11 tuổi) ở thôn Đức Nhuận hào hứng chia sẻ: “Được tham gia sinh hoạt hè chúng em rất vui, được các anh chị đoàn viên, thanh niên hướng dẫn tham gia các trò chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ… giúp chúng em được vui chơi lành mạnh…”.


Để hoạt động hè và Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè năm 2022 đạt hiệu quả cao, thời gian tới, ban chỉ đạo hoạt động hè các cấp, trong đó nòng cốt là tổ chức đoàn tiếp tục tổ chức thực hiện 4 mũi chiến dịch tình nguyện: “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Hành quân xanh”, “Kỳ nghỉ hồng” với các chỉ tiêu trọng tâm: Mỗi đoàn cấp huyện hỗ trợ triển khai được ít nhất 1 điểm vui chơi cho thiếu nhi; xây dựng 8 tuyến phố đô thị văn minh với các tiêu chí “Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”; trồng mới 2 nghìn cây xanh; vận động đoàn viên, thanh niên đề xuất 2 nghìn ý tưởng, sáng kiến; tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho 2,5 nghìn lượt thanh niên; hỗ trợ 2 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên; tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 2 nghìn đoàn viên, thanh niên nông thôn… Đồng thời chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức thành công Liên hoan nghi thức đội và các đội tuyên truyền phòng, chống đuối nước 2022; Liên hoan giai điệu tuổi hồng và thiếu nhi kể chuyện 2022; Đêm hội trăng rằm 2022.


Đức Hùng

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm