Tìm kiếm

Khác

Khác

Phụ nữ Hưng Yên với “Tuần lễ Áo dài” năm 2023

Trong những ngày qua, cùng với phụ nữ cả nước, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là hoạt động có ý nghĩa góp phần tôn vinh giá trị chiếc áo dài truyền thống và nét đẹp duyên dáng của phụ nữ khi khoác lên mình chiếc áo dài – di sản văn hóa của dân tộc.


Từ năm 2019, Hội LHPN Việt Nam phát động phụ nữ trong cả nước hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” định kỳ hàng năm với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Phát huy thành công và sức lan tỏa của chuỗi hoạt động Áo dài đạt được những năm qua, hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ và 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” năm 2023 từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/2023 trên toàn quốc.

 

Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học An Tảo (thành phố Hưng Yên) hưởng ứng Tuần lễ Áo dài
 
Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học An Tảo (thành phố Hưng Yên) hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài"  


Đồng chí Đinh Thị Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết: Để phong trào lan tỏa sâu rộng đến hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh, Hội LHPN tỉnh phát động, khuyến khích toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc áo dài tham dự các hoạt động kỷ niệm, ngày truyền thống, ngày lễ lớn, các sự kiện của ngành, cơ quan, đơn vị và các hoạt động cộng đồng phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; tập trung mặc áo dài đồng loạt vào ngày 8/3 tại các cơ quan, đơn vị nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài ở nơi công tác, nơi sinh sống.


Chị Lê Kim Khánh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ân Thi cho biết: Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2023, Hội LHPN huyện triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, hội viên và phụ nữ tại các cơ sở hội, nhất là công nhân viên chức lao động mặc áo dài trong các ngày làm việc từ ngày 1/3 đến ngày 8/3 phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm thuận tiện, an toàn lao động. Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện còn tổ chức cuộc thi online với chủ đề “Áo dài – Giữ hồn nét Việt” thu hút 100% cơ sở hội trong huyện tham gia hưởng ứng.


Nhằm tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có áo dài hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”, Hội LHPN huyện Kim Động tổ chức chương trình “Trao tặng áo dài – Trao gửi yêu thương”. Toàn bộ kinh phí được chị em hội viên đóng góp và kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. Chị Trương Hồng Ánh, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Trong năm 2022, Hội phối hợp với nhà may trên địa bàn trao tặng 28 bộ áo dài mới cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại xã Song Mai; đồng thời kêu gọi vận động được gần 100 bộ ái dài cũ cho tủ áo dài dùng chung của hội. Trong tháng 3 này, Hội tiếp tục kêu gọi, vận động cán bộ, hội viên và các nhà hảo tâm để trao tặng nhiều bộ áo dài nghĩa tình hơn nữa. 


Trong thời gian phát động “Tuần lễ Áo dài”, hầu hết các hội viên phụ nữ công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đều tích cực hưởng ứng mặc áo dài đến nơi làm việc, góp phần tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa công sở của phụ nữ Việt Nam”.


Chị Đặng Thị Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Tân Hưng (thành phố Hưng Yên) cho biết: Do công tác trong ngành giáo dục nên tôi thường mặc áo dài. Tôi cảm thấy “Tuần lễ áo dài” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và không chỉ riêng những giáo viên như chúng tôi hưởng ứng mà còn có rất nhiều chị em phụ nữ trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện, giúp quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam.


Nhằm tăng thêm sự sôi động, hấp dẫn, “Tuần lễ Áo dài” năm nay được đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử. Cùng với đó, trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện những hình ảnh thướt tha của phụ nữ trong tà áo dài được đăng tải, chia sẻ rộng rãi. Từ đó, thấy được hiệu ứng tích cực từ “Tuần lễ Áo dài” đem lại. 


Việc tổ chức “Tuần lễ Áo dài” góp phần tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ, thể hiện được vị thế, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, qua đó khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, hướng tới thực hiện mục tiêu của Hội LHPN Việt Nam: Đưa giá trị áo dài trở thành Di sản văn hóa Việt Nam.

 


Dương Miền

Khai mạc triển lãm cây cảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023

Ngày 12/2, tại Bảo tàng tỉnh, Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm cây cảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam; lãnh đạo Hội sinh vật cảnh một số tỉnh, thành phố...

 

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm


Triển lãm cây cảnh nghệ thuật diễn ra từ ngày 12 đến ngày 25/2, trưng bày hơn 400 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của hơn 100 nhà vườn, nghệ nhân đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước và hơn 100 gian hàng đôn, chậu cảnh. Những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được các nhà vườn, nghệ nhân "thổi hồn", hội tụ tinh hoa nghệ thuật, tạo nên bức tranh muôn màu trong những ngày xuân với nhiều cây cảnh tiêu biểu, đặc sắc, độc đáo, mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao. 


Triển lãm cây cảnh nghệ thuật là dịp để các nhà vườn, nghệ nhân giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, uốn, tỉa cây cảnh.... Đồng thời để người dân và du khách được thưởng ngoạn nhiều tác phẩm cây cảnh nghệ thuật độc đáo, mang giá trị kinh tế cao, từ đó kết nối thị trường tiêu thụ cây cảnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

 

Hồng Ngọc

Ăn Tết văn minh

Mỗi dịp Tết đến, chủ đề gây tranh luận trong những năm gần đây lại được khơi lại: Có nên bỏ Tết Nguyên đán hay không?


Hai luồng ý kiến vẫn tranh luận với nhau về việc liệu có nên gộp chung Tết Nguyên đán (Tết ta) vào Tết Dương lịch làm một. Một bên thì cho rằng, nên bỏ Tết ta và chỉ ăn Tết Dương lịch để “hội nhập”, đảm bảo được sự phát triển kinh tế và tránh trì trệ công việc. Phần nhiều thì lại cho rằng, phải giữ Tết ta để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.


Có thể khẳng định, Tết Nguyên đán là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí người Việt từ người già cho đến trẻ nhỏ. Bởi Tết là dịp để cả nhà sum họp, đoàn tụ đầy đủ sau một năm làm việc vất vả. Tết là dịp đoàn viên của những người con xa quê, của những gia đình xa cách cả năm mới gặp. Tết cũng là dịp kính lễ, bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Tết là dịp mỗi người cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi ngồi quây quần bên gia đình trong cái tiết trời lành lạnh nhưng đong đầy sự ấm cúng. Tết là sự gắn kết giữa những người trong cộng đồng với nhau, gắn kết tình đoàn kết, “chia sẻ ngọt bùi” của truyền thống dân tộc…


Đó cũng là thời khắc hàng triệu con tim chung một nhịp, cùng dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn. Đó là thời khắc lòng người lắng đọng, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an. Như vậy, Tết cổ truyền vẫn có nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa người Việt, đó là điều không thể phủ nhận.


 Người dân TP Hồ Chí Minh đón chào Năm mới 2023. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
 Người dân TP Hồ Chí Minh đón chào Năm mới 2023. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức


Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, để trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa truyền thống sang một bên.


Tuy nhiên, để có một cái Tết văn minh, thích ứng với thời đại mới nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có của cái Tết Việt, cần loại bỏ những biến tướng của nó.


Theo đó, để cái Tết mang nhiều ý nghĩa, giữ gìn truyền thống dân tộc, cần loại bỏ những tư tưởng lợi dụng dịp này để vụ lợi, biếu xén, “chạy chọt” nhằm thăng quan tiến chức; hạn chế những lễ hội rình rang, xa hoa, lãng phí và nhất là phải loại bỏ tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.


Đặc biệt, cần loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong dịp Tết Nguyên đán như: hoạt động mê tín dị đoan, nạn cờ bạc, rượu chè, các lễ hội phản cảm, các hiện tượng gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội; đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, di tích; vận động, thuyết phục người dân, du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội…


Bởi thế, không phải tự nhiên mà trước thềm năm mới 2023, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Xuân Quý Mão 2023, trong đó có đề nghị: Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định...


Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui Xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm…; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán bảo đảm vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính…


Văn hoá và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ nhau trong đời sống xã hội. Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, nhất là việc đón Tết cổ truyền của dân tộc không làm giảm đi sự phát triển kinh tế, sự phát triển của đất nước nhưng cần phải “tuỳ biến” để phù hợp với điều kiện và thích ứng với sự phát triển xã hội hiện nay, như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…”.

 


Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến.

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa

Từ những chuyển biến rõ rệt về tư duy, nhận thức, thể chế, cho đến đầu tư nguồn lực cho văn hóa trong năm 2022, năm 2023 tới được mong chờ là sẽ có những sức bật mạnh mẽ trong các lĩnh vực văn hóa.

Hội thảo Văn hóa 2022 "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa". (Ảnh: DUY LINH)
Hội thảo Văn hóa 2022 "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa". (Ảnh: DUY LINH)

Năm 2022, năm đầu tiên ngành văn hóa triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Từ đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động phương châm "Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến" với mục tiêu đưa văn hóa thực sự thấm sâu, lan tỏa vào các hoạt động kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân trên khắp cả nước.

Đáng chú ý, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, cùng với Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng các địa phương, ban, ngành ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược và thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Kế hoạch đã cụ thể hóa 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp nêu trong Kết luận của Tổng Bí thư và các nhiệm vụ trong Chiến lược thành các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch và các hoạt động phát triển sự nghiệp ngành văn hóa.

Tháng 8, tại phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, nhiều địa phương không chỉ chuyển biến bằng cách ban hành Nghị quyết mà đã dành các nguồn lực để đầu tư cho văn hóa với tổng mức đầu tư vượt 2% ngân sách. Nhiều địa phương khó khăn cũng đã tăng mức đầu tư ngân sách lên cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, môi trường văn hóa cũng được tập trung, chú trọng xây dựng.

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa ảnh 1

Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Trong năm 2022, nhiều hoạt động, sự kiện lớn liên quan đến văn hóa cũng đã được tổ chức, tiêu biểu là Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa"; Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới"; Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" năm 2022…

Về mặt thể chế, chính sách, trong 2 kỳ họp liên tiếp, Quốc hội đã thông qua hai bộ Luật là Luật Điện ảnh và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, Luật Điện ảnh coi điện ảnh là một trong những điểm nhấn của công nghiệp văn hóa, vừa tạo điều kiện cho điện ảnh phát triển. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thể chế hóa chủ trương của Đảng trong vấn đề xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. Lĩnh vực di sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm về thể chế khi Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét; xây dựng dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 05 thông tư liên quan đến bảo tồn, bảo vệ di sản

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa ảnh 2

Đoàn Việt Nam tại kỳ họp UNESCO khi Nghệ thuật làm gốm Chăm được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO)

Năm 2022 cũng ghi nhận những điểm sáng trong chặng đường bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Đó là sự kiện Nghệ thuật làm gốm Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) ghi danh là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong năm 2022, Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026.

Những Hồ sơ di sản đang thực hiện để trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới:

Hồ sơ khoa học di sản “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương)

Hồ sơ “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”

Vinh danh, kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Hoàn thiện hồ sơ Mo Mường

Hướng dẫn các địa phương xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới:

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh)

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang)

Hang Con Moong (Thanh Hóa)

Võ cổ truyền Bình Định

Nghệ thuật Chèo đồng bằng Bắc Bộ

Sau hai năm vắng bóng vì dịch Covid-19, ở địa phương, các sự kiện văn hóa cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các tỉnh tổ chức sôi nổi, rộng khắp như: Liên hoan đờn ca tài tử, Liên hoan Chèo, Liên hoan Cải lương, các Ngày hội Văn hóa của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Liên hoan tiếng hát công nhân toàn quốc,… Những sự kiện này không chỉ đơn thuần là hoạt động văn hóa mà còn góp phần tôn tạo, phát huy, giữ gìn những di sản văn hóa quý báu của dân tộc được thế giới vinh danh.

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa ảnh 3

Phim “Tro tàn rực rỡ” giành giải Khí cầu vàng tại Liên hoan phim Ba châu lục ở Pháp. (Ảnh: Đoàn làm phim)

Năm 2022 ghi nhận những điểm sáng của điện ảnh Việt Nam trên con đường tiếp cận điện ảnh thế giới. Tiêu biểu phải kể đến thành công của “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên giành giải Khí cầu vàng tại Liên hoan phim Ba châu lục ở Pháp. “Memento Mori - Nước” trình chiếu tại Liên hoan phim Busan 2022. “Đêm tối rực rỡ" chính thức lọt vào vòng tranh giải ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất giải Quả Cầu Vàng 2022 cùng hơn 50 phim. Mặc dù sau đó bộ phim không lọt được vào danh sách đề cử, nhưng đây cũng đã là một điểm sáng của điện ảnh Việt trong năm qua.

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa ảnh 4

Khán giả trở lại đông đảo tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2022.

Ở trong nước, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội trở lại sau 4 năm, ghi dấu mốc hội nhập của điện ảnh Việt Nam đối với quốc tế, với cách thức hoạt động chuyên nghiệp hơn, được giới truyền thông và điện ảnh chú ý đến nhiều hơn.

Các nhà hát, rạp chiếu phim liên tục sáng đèn, với các vở diễn, bộ phim mới. Các liên hoan sân khấu chuyên nghiệp cũng trở lại, vừa là nơi các nghệ sĩ phô diễn tài năng và hâm nóng tình yêu của người hâm mộ.

Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa ảnh 5

Ngày hội Đại đoàn kết tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh…, các hoạt động biểu diễn, giới thiệu, sáng tạo, gặp gỡ công chúng… của các nghệ sĩ cũng diễn ra liên tục, xóa nhòa ấn tượng “đóng băng” của thời kỳ dịch bệnh.

Năm 2022 ghi nhận những chuyển biến lớn của ngành văn hóa, để từ đó nhìn nhận những nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2023.

Kế hoạch xây dựng pháp luật năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

2 dự án luật,

11 nghị định,

52 thông tư

Đó là tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Về thể chế, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành theo đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình giai đoạn 2021-2026 đã phê duyệt.

Một số nhiệm vụ lớn trong năm 2023:

Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030;

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa;

Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác, ngành văn hóa đã trải qua hai năm lao đao vì dịch bệnh. Sự trở lại và sức bật mạnh mẽ trong năm 2022 cũng đã cho thấy dấu hiệu của cơ hội tiếp tục phát triển của văn hóa trong năm 2023.

 

 

Theo Nhân Dân

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp lựa chọn phương án nghỉ Tết Âm lịch và thông báo cho người lao động ít nhất là 30 ngày.

 

Lịch nghỉ Tết của công chức, viên chức. (Đồ họa: PT)
Lịch nghỉ Tết của công chức, viên chức. (Đồ họa: PT)

 

Sáng 7/12, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ban hành văn bản thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

 

Theo đó, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ thứ sáu ngày 20/1/2023 đến hết thứ năm ngày 26/1/2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). Trong đó, có 5 ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật lao động và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.

 

Đối với dịp lễ Quốc khánh năm 2023, công chức, viên chức được nghỉ bốn ngày, kéo dài từ thứ sáu ngày 1/9/2023 đến hết thứ hai ngày 4/9/2023.

 

Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.

 

Với người lao động, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 như sau:

 

- Đối với dịp Tết Âm lịch, doanh nghiệp lựa chọn một ngày cuối năm Nhâm Dần và bốn ngày đầu năm Quý Mão, hoặc hai ngày cuối năm Nhâm Dần và ba ngày đầu năm Quý Mão, hoặc ba ngày cuối năm Nhâm Dần và hai ngày đầu năm Quý Mão.

 

Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh, ngoài ngày 2/9, doanh nghiệp chọn nghỉ thêm ngày thứ sáu 1/9/2023 hoặc Chủ nhật ngày 3/9/2023 dương lịch.

 

Sau khi chọn ngày nghỉ, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động kéo dài 7 ngày như quy định đối với công chức, viên chức.

 

 

Theo Báo Nhân Dân

Tết Nguyên đán năm 2023 được nghỉ 7 ngày

Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, công chức-viên chức được nghỉ Tết 7 ngày, từ ngày 20/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023.

 

Ngày 1/12, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn về việc nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

 

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ sáu (ngày 20/1/2023) đến hết thứ năm (ngày 26/1/2023) Dương lịch, tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão và nghỉ lễ Quốc khánh từ thứ sáu (ngày 1/9/2023) đến hết thứ hai (ngày 4/9/2023).

 

Như vậy, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, cán bộ, công chức-viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (sau đây gọi tắt là công chức-viên chức) sẽ được nghỉ 7 ngày. Trong đó, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.

 

Đối với dịp lễ Quốc khánh năm 2023, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 1 đến hết ngày 4/9/2023.

 

Đối với người lao động không phải công chức-viên chức, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị người sử dụng lao động quyết định chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 phù hợp theo thực tế của đơn vị.

 

Nếu ngày nghỉ Tết chính thức trùng ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào các ngày đi làm của tuần tiếp theo. Các đơn vị chọn lịch nghỉ phù hợp và thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

 

Chính phủ cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.

 

Theo Báo Nhân Dân

Hưởng ứng Cuộc thi viết với chủ đề “Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ”

Cuộc thi viết với chủ đề “Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức, nhận bài dự thi đến ngày 28.2.2023
Đối tượng dự thi là tất cả công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. 
Nội dung bài dự thi tập trung vào nhận thức về những giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tình cảm của Bác Hồ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên, tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đối với Bác Hồ; những thành tựu về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hưng Yên trong thực hiện lời căn dặn của Bác; việc học tập và làm theo Bác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài dự thi được viết dưới dạng văn xuôi (không sử dụng các loại hình có tính chất hư cấu) của 1 tác giả hoặc nhóm tác giả theo chủ đề cuộc thi.
Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phát động và triển khai Cuộc thi; tiếp nhận, gửi toàn bộ bài dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân... đang sinh sống, làm việc, công tác tại địa phương, đơn vị, ngành mình về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh để tham gia Cuộc thi.
Đối với bài dự thi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân... ở ngoài tỉnh Hưng Yên gửi trực tiếp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh để tham gia Cuộc thi.
Địa chỉ nhận bài sự thi: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, số 14, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). 
Thời gian cuối cùng Ban tổ chức nhận bài dự thi là ngày 28.2.2023 (theo dấu bưu điện). 
Ban tổ chức dự kiến tổng kết và trao giải cuộc thi vào dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2023).

 

PV

An toàn bếp ăn trường học

Dù đã có quy định khá nghiêm ngặt, thế nhưng hầu như năm nào cũng xảy ra một vài vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc từ các bếp ăn trường học trong nước.

Vụ ngộ độc thực phẩm mới đây nhất xảy ra tại trường Tiểu học - THCS - THPT iSchool Nha Trang (Khánh Hòa) khiến một học sinh tử vong và trên 600 em khác phải nhập viện điều trị đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quản lý an toàn của các bếp ăn trong trường học hiện nay. Bởi, với bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm nào mang tính chất tập thể thì hậu quả của nó đều nghiêm trọng.

Tìm hiểu cho thấy, để cung cấp suất ăn cho học sinh, các trường có thể tự tổ chức nấu ăn cho các em hoặc ký hợp đồng một đơn vị bên ngoài để cung cấp. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát quy trình an toàn, đa phần các trường sẽ tổ chức bếp ăn và lựa chọn ký hợp đồng với đơn vị uy tín, có đầy đủ hồ sơ pháp lý để cung cấp suất ăn cho học sinh và nấu tại bếp của trường.

Việc thực hiện suất ăn phải đảm bảo tuân thủ nhiều quy định của ngành y tế như: người trực tiếp chế biến thực phẩm phải cắt móng tay ngắn, sạch sẽ, không đeo trang sức khi chế biến; cấm hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực chế biến thực phẩm. Nhân viên bảo mẫu, cấp dưỡng phục vụ trong trường học được kiểm tra sức khoẻ 6 tháng/lần, tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm… Các bếp ăn này còn phải thực hiện triệt để quy trình, kỹ thuật và nội dung kiểm thực 3 bước: Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào; kiểm tra thực phẩm trước, trong, sau khi chế biến và lưu mẫu.

Mặc dù quy định nghiêm ngặt là thế, nhưng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học vẫn xảy ra bởi không ít đơn vị, trường học vẫn làm bừa, làm ẩu, thiếu khâu thanh, kiểm tra hoặc kiểm tra sơ sài do tin tưởng vào đội ngũ chịu trách nhiệm thực hiện. Việc thiếu kiểm tra thường xuyên khiến xảy ra tình trạng lơ là, lỏng lẻo trong tuân thủ các quy trình. Đáng lo ngại nhất là nếu đơn vị cung cấp suất ăn hoặc trường học vì mục tiêu lợi nhuận, sẽ dẫn đến tình trạng đưa các thực phẩm không an toàn, không đảm bảo chất lượng vào bếp ăn. Điều này sẽ làm giảm chất lượng bữa ăn và tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ.

Bữa ăn tại trường học là bữa ăn cần phải được chú trọng và thực hiện theo thứ tự: an toàn thực phẩm - dinh dưỡng - ngon miệng. Do vậy, để bảo đảm an toàn tại các bếp ăn trường học, còn phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Theo đó, người đứng đầu phải luôn kiểm tra sát sao các hoạt động của bếp ăn mỗi ngày. Nhà trường cần hợp đồng với các nhà cung cấp và nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, bảo đảm nguồn gốc và chất lượng. Hằng ngày, nhà trường phải phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kết hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh kiểm tra nguồn thực phẩm đầu vào và thức ăn sau khi chế biến; đồng thời kiểm tra khâu phân chia suất ăn và kiểm tra giờ ăn của học sinh... Bên cạnh đó, nhà trường phải có tổ giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên kiểm tra bếp ăn, nhà ăn và cả quá trình cung cấp, chế biến, lưu trữ thực phẩm; kiên quyết đình chỉ, chấm dứt hợp đồng với các cơ sở vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, cái thiếu nhất hiện nay của hầu hết các trường học ở Việt Nam là không có nhân sự chuyên trách an toàn trường học mà chỉ có sự quản lý chung của hiệu trưởng. Điều này dẫn đến việc thực hiện công việc không có chuyên môn sâu; đồng thời việc kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong nhà trường chưa được bài bản và nghiêm ngặt.

Hơn hết, việc cung cấp suất ăn cho học sinh phải vì “cái tâm” chứ không phải vì lợi nhuận. Nhà trường có thể thu phí cao hơn, nhưng cần phải minh bạch với cha mẹ học sinh về suất ăn hàng ngày của các em, cũng như minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu đầu vào; phải đáp ứng được tiêu chí sạch và an toàn về hóa chất.

Bên cạnh sự quản lý của nhà trường, điều quan trọng không kém là cơ quan chức năng quản lý (ngành y tế, ngành giáo dục…) phải xây dựng bộ phận, quy trình giám sát chất lượng tại bếp ăn của các trường chứ không nên để mặc nhiên cho nhà trường tự đạo diễn, tự chịu trách nhiệm. Việc thường xuyên kiểm tra sẽ giúp các trường luôn có ý thức, từ đó giảm tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong trường học.

Cuối cùng, muốn dứt điểm, phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với đơn vị nào vi phạm về an toàn thực phẩm; đồng thời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể giám sát và phòng tránh.

 

 Theo Báo tin tức

Cách kiểm tra chất lượng thực phẩm để tránh bị ngộ độc

Một số nhà sản xuất thực phẩm thường sử dụng các chất phụ gia và hóa chất trong sản phẩm để hạ giá thành và kéo dài thời hạn sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường đang phân phối nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số nhà sản xuất thực phẩm thường sử dụng các chất phụ gia và hóa chất trong sản phẩm để hạ giá thành và kéo dài thời hạn sử dụng.
Hầu hết các loại phụ gia và hóa chất đều rất độc hại. Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần biết cách kiểm tra chất lượng thực phẩm. Một số mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm kém chất lượng để tránh bị ngộ độc.

 

 
1. Gạo trắng :
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gạo được làm giả bằng nhựa tổng hợp có màu sắc, hình dáng rất tự nhiên. Để kiểm tra, hãy lấy một nắm gạo và đốt nó dưới lửa. Nếu là gạo giả, chúng sẽ có mùi nhựa và khói đen.
2. Thịt gà:
Nếu thịt có màu vàng nhạt có nghĩa sản phẩm không tươi. Ức gà sống nên có màu hồng và không nên quá mềm. Hãy chú ý đến các sọc trắng và lớp mỡ dày trên ức gà. Điều đó có nghĩa là nông dân đã tiêm hormone tăng trưởng vào gia cầm và gà tăng cân quá nhanh. Thịt như vậy không tốt cho sức khỏe của bạn.
3. Trứng cá muối:
Trứng cá muối có giá thành khá cao. Do đó, nhiều nơi đã lợi dụng điều này để kiếm thêm nhiều lợi nhuận bằng cách sử dụng rong biển để làm giả chúng. Bạn có thể nhận biết trứng cá muối giả dễ dàng bằng cách đặt một ít trứng cá muối vào nước sôi. Nếu là trứng cá nguyên chất, protein sẽ đông lại và tạo thành những vòng trắng. Còn trứng cá giả sẽ tan trong nước.
4. Cá:
Bạn hãy mua những con cá đang còn bơi. Nếu mua cá chết thì phải kiểm tra cẩn thận. Bạn hãy nhìn bề ngoài của cá: phần da và phần mắt. Nếu cá còn nhớt bóng, mắt còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang còn hồng, khi bỏ vào nước cá chìm xuống thì đó là con cá tươi. Nếu bề ngoài cá có dịch dính, mắt lõm xuống, vảy cá dễ rơi ra, có màu nhợt nhạt, thịt cá không còn đàn hồi, bụng cá và hậu môn trương ra, bỏ vào nước cá nổi lên thì con cá đó đã bị ươn.
  
5. Thịt lợn:
Khi chọn thịt, bạn nên nhấn nó bằng ngón tay của bạn. Thịt tươi phải đủ đàn hồi để làm cho dấu vân tay của bạn biến mất. Cắt một miếng lớn làm đôi, nếu thịt sẫm màu nhưng có đường viền trắng, điều đó có nghĩa là thời hạn sử dụng của nó được kéo dài bằng các chất phụ gia. Bạn có thể lau khô bằng khăn giấy, thịt tươi không để lại quá nhiều độ ẩm trên khăn.
  
6. Trứng:
Trứng cũng có thể bị hỏng rất nhanh. Nếu muốn kiểm tra, bạn hãy làm theo cách sau. Thả trứng vào trong 1 ly nước lạnh trước khi sử dụng. Trứng thối sẽ nổi hẳn lên mặt nước, trứng cũ sẽ chìm phân nửa còn trứng tươi sẽ chìm hẳn xuống dưới đáy. Trứng cũ có thể sử dụng để nướng bánh, còn trứng hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng.
 
7. Bơ:
Bạn hãy cẩn thận với một số loại bơ có chứa dầu thực vật như dầu cọ. Bơ động vật (butter) được chế biến từ phần chất béo của sữa bò; trong khi bơ thực vật (margarine) là sản phẩm của các loại dầu tinh chế. Chính bởi bơ thực vật có giá thành rẻ hơn nên một số nhà sản xuất có thể dùng để đánh lừa người tiêu dùng.
Để phát hiện bơ giả, hãy đặt miếng bơ vào ly nước sôi. Nếu là bơ thật, nó sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước và nổi váng lên bề mặt. Còn nếu là bơ giả, miếng bơ sẽ không tan và nổi lềnh đềnh trên mặt nước. Một cách đơn giản khác để kiểm tra đó là để bơ đông lạnh. Sau đó cắt nó bằng một con dao. Nếu cắt dễ dàng và các miếng bơ không bị dính dao thì đó là chính là bơ thật.
8. Phô mai:
Một số nhà sản xuất thường thêm bột nở, tinh bột vào để biến sữa đông thành phô mai đông đặc. Vì vậy, bạn cần lưu ý kiểm tra nó trước khi sử dụng. Hãy thêm vài giọt i-ốt vào miếng phô mai và khuấy đều lên. Nếu nó chuyển sang màu xám thì đó thực sự là sữa đông chất lượng kém, chứ không phải phô mai.
  
9. Sữa:
Hầu hết các Cty sữa thường bổ sung thêm sữa thông thường vào trong sản phẩm của họ. Sữa giả thường được pha chế bằng nước và các thành phần độc hại khác. Vì vậy, để phát hiện sữa giả, bạn có thể làm theo cách sau. Hãy trộn nó với nước lọc theo tỉ lệ 1:2. Nếu sữa có chất lượng tốt, váng sữa sẽ xuất hiện nhanh chóng chỉ trong 5-7 giây. Nếu là sữa giả, nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.
10. Thạch trái cây:
Bạn hãy nhớ rằng, những loại thạch trái cây nguyên chất không bao giờ có màu sắc quá sặc sỡ và quá ngọt. Nếu nghi ngờ sản phẩm mua về là giả, bạn có thể kiểm tra bằng cách ngâm chúng vào nước ấm. Nếu chúng bị mất màu và hòa tan hoàn toàn trong nước thì có nghĩa nhà sản xuất đã thêm một số gelatin và màu nhuộm hóa học vào sản phẩm.
11. Mật ong:
Ngoài việc thêm đường cho có vị ngọt, các nhà sản xuất mật ong giả còn thêm phấn hoặc tinh bột để tăng trọng lượng. Để kiểm tra đó có phải là mật ong giả hay không, hãy hòa một muỗng mật ong trong nước, sau đó thêm vài giọt axit axetic vào. Nếu xuất hiện bong bóng nổi bên trên và mật ong không hòa tan trong nước thì đó là mật ong giả. Mật ong thật sẽ lắng xuống đáy, màu hòa tan trong cốc nước. Một cách nữa để phát hiện mật ong giả là thêm i-ốt. Nếu hỗn hợp trở nên tối màu thì đó chính là mật ong giả.
 
12. Sốt Mayonnaise:
Sốt Mayonnaise kém chất lượng chỉ bao gồm bột trứng, đôi khi còn sử dụng tinh bột và chất phụ gia, có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Một vài giọt i-ốt sẽ giúp bạn loại trừ được sốt Mayonnaise giả. Nếu thêm vài giọt iốt vào mà hỗn hợp trở nên tối màu thì đó chính là sốt Mayonnaise giả.
 
 
Theo VOV

Bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ chênh lệch

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ có sự chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ mắc bệnh. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cúm mùa, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), các bệnh về da… phát triển, kéo theo nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát, lây lan trong cộng đồng.


Một tháng nhập viện 2-3 lần

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hằng năm nước ta ghi nhận 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số ca mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa như hiện nay. PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội khoa (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, cúm mùa có 4 type: A, B, C, D. Kể từ sau đại dịch Covid-19, các nghiên cứu cho thấy, cúm B gặp khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D.

Gần đây, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng trẻ mắc các bệnh về hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B. Đối với cúm B, phần lớn các ca bệnh nhẹ đều tự khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ mắc cúm trên nền các bệnh mạn tính về gan, thận, phổi, ung thư, bệnh máu, béo phì… dễ có nguy cơ biến chứng nặng. Điển hình như bệnh nhi 13 tuổi (ở Nam Định) bị cúm B biến chứng nặng, kèm nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, được đưa vào Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy. Bệnh nhi này nặng tới 80kg và là ca bệnh điển hình mắc cúm bị biến chứng nặng trên cơ địa béo phì.

Tương tự, tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa) mỗi ngày tiếp nhận gần 100 bệnh nhi đến khám, trong đó có đến 75% trẻ có các triệu chứng ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người. Qua xét nghiệm cho thấy, có nhiều trường hợp dương tính với cúm B, chủ yếu ở nhóm trẻ 6-14 tuổi. Bác sĩ Đặng Khánh Ly, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa lưu ý, bệnh cúm thường gặp ở nhóm trẻ trong độ tuổi đi học.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi, ho, sốt…, người nhà nên cho nghỉ học để tránh lây lan bệnh dịch trong lớp học.

Còn theo ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, mỗi ngày tiếp nhận gần 100 lượt người đến khám và điều trị các bệnh về hô hấp. Trong đó, không hiếm trường hợp nhập viện 2-3 lần chỉ trong 1 tháng. Mới đây, ông T.V.A (70 tuổi, huyện Đông Anh) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Trước đó một tháng, bệnh nhân mắc cúm A, được gia đình đưa đến bệnh viện gần nhà điều trị và bệnh đã thuyên giảm. Gần đây, do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, khiến ông tái phát cơn ho, đi kèm tức ngực, khó thở… Kết quả xét nghiệm cho thấy, ông A. dương tính với vi rút hợp bào hô hấp (RSV).

Không chỉ các bệnh liên quan đến đường hô hấp, những ngày gần đây, tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám các bệnh về da, như: Viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ... Bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu trung ương cho hay, bệnh về da chịu nhiều ảnh hưởng của không khí, thời tiết. Khi thời tiết hanh khô, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, khiến các bệnh lý về da tăng nặng, nhất là các bệnh mạn tính về da liên quan đến tiền sử cá nhân, gia đình có cơ địa dị ứng.

Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh

Để bảo vệ sức khỏe, theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, người dân cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Chú ý ăn nhiều rau củ, uống đủ nước, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là với người già, người có bệnh nền. Bên cạnh đó, người dân nên tiêm phòng những bệnh đã có vắc xin. Những loại vắc xin phòng cúm mùa, phế cầu khuẩn, ho gà… đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh, những biến chứng của bệnh. Đơn cử như tiêm phòng cúm ở người lớn giảm 37% nguy cơ nhập viện, giảm 82% nguy cơ phải điều trị hồi sức tích cực hay vắc xin phế cầu Prevenar 13 giúp người cao tuổi phòng ngừa hiệu quả viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, như: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm tai giữa…

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba), cúm B nói riêng và bệnh cúm nói chung thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, rất dễ lây sang người khỏe mạnh khi người bệnh ho, hắt hơi trong khoảng cách 2m, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt có nhiễm vi rút. Do đó, nên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và khi ho hoặc hắt hơi nên che miệng, mũi... Người dân khi mắc bệnh không nên tự mua thuốc điều trị, mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được khám, tư vấn kịp thời.

Với các bệnh về da, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương khuyến cáo, người dân không nên tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày. Không nên tắm nước quá nóng, dùng nước nóng để rửa mặt. Ngoài ra, sau khi tắm xong cần bôi kem dưỡng ẩm. Khi ra ngoài đường cần bảo vệ, che chắn cho da cẩn thận, bôi thêm kem chống nắng.

 


THeo HNM

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm